Rác thải nhựa trôi nổi trên biển do thải bỏ ngư cụ tập kết vào một bãi biển phía nam (Southland) New Zealand. Nguồn: Viện Nghiên cứu quốc gia New Zealand về Nước và Khí quyển
Các nhà bán lẻ New Zealand sẽ phải loại bỏ túi bóng trong vòng 6 tháng hoặc phải đối mặt với mức phạt lên đến 100,000 đô-la New Zealand. Thủ tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern nói rằng: “Chúng ta đang từng bước giảm thiểu sự ô nhiễm do chất thải nhựa gây ra vì vậy chúng ta không thể để vấn đề này lại cho những thế hệ sau”. New Zealand hiện tại đang sử dụng trên 750 triệu túi nylon dùng một lần mỗi năm, nghĩa là khoảng 150 cái mỗi người. “Một khối lượng khổng lồ túi nylon đã làm ô nhiễm môi trường biển quý giá của chúng ta và gây hại cho rất nhiều loài sinh vật biển” bà Ardern nói.
Bangladesh là quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm sử dụng túi nylon vào năm 2002. Hiện nay, các quốc gia Trung Quốc, Israel, Nam Phi, Hà Lan, Morocco, Kenya, Rwanda, Mauritania, Sri Lanka, Papua New Guinea, Vanuatu, Albania và Gruzia đã thực hiện lệnh cấm tương tự.
Ở một số nước khác vẫn đang thử nghiệm với mức chi phí tối thiểu cho việc sử dụng túi nylon hoặc không phát túi nylon miễn phí ở các siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi. Ví dụ, Vương quốc Anh có một khoản phí bắt buộc 5 xu cho túi nilon và hai chuỗi siêu thị lớn nhất của Úc đã tự nguyện ngừng phát túi nhựa miễn phí trong tháng 8/2018.
VISI tổng hợp từ Internet